http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/thuc-hu-nam-lim-xanh-chua-khoi-ung-thu-c46a361341.html
Dược sĩ Nguyễn Như Chính không ngần ngại cung cấp cho chúng tôi Công văn số 08, do Viện trưởng Viện Dược liệu, TSKH Nguyễn Minh Khởi ký tên, đóng dấu gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vào ngày 10/1/2011. Công văn có nội dung rằng: Được sự giúp đỡ của GS, TSKH Trịnh Tam Kiệt, công tác tại Khoa Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội và GS, TS Bae Ki-hwan, công tác tại Khoa Dược, Trường đại học Changnam, Hàn Quốc, Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã xác định loài nấm mọc trên thân gỗ thiết lim mà Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, chuyển ra để phân tích, kiểm nghiệm, thì đó chính là nấm linh chi tự nhiên. Loài nấm này có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., còn có tên đồng nghĩa là Polyporum lucidus W. Curt., thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae). Văn bản nêu ý kiến của GS Trịnh Tam Kiệt cho biết, có thể sử dụng nấm mọc trên gỗ thiết lim theo y học cổ truyền mà không lo độc hại, độc tính của nấm... Vì vậy, Viện Dược liệu trao đổi với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nên khuyến nghị người dân dùng nấm lim xanh theo hướng dẫn đã có trong các tài liệu chính thống về dược liệu, như cuốn: "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS, TS Đỗ Tất Lợi và sách về "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" của tập thể tác giả Viện Dược liệu... Tìm hiểu nghiên cứu của GS, TS Đỗ Tất Lợi, cây đại thụ ngành Đông y dược Việt Nam, thì tài liệu về những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của ông xác định: Cây thiết lim (lim xanh) còn gọi là Xích Diệp mộc, có tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliv, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) mọc nhiều ở những khu rừng miền Bắc và miền Trung. Gỗ lim xanh rất độc, song nấm mọc trên thân gỗ nó lại không có độc tính. Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Viện Dược liệu đều khẳng định: Nấm linh chi Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst có tác dụng bồi bổ cường tráng, giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ ôxy tốt hơn... Nó có công dụng trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ; các bệnh viêm gan, viêm khí quản mạn tính, huyết áp cao; đau dạ dày, chán ăn, thấp khớp, thống phong... Người bị bệnh đau gan mạn tính, hen phế quản, nên nghiền nấm linh chi thành bột khô mỗi lần uống 3 lần, mỗi lần từ 1-2g với nước nóng; hoặc phơi, sấy khô, thái mỏng đun nước uống. Các công trình nghiên cứu của GS, TS Đỗ Tất Lợi còn đặc biệt lưu tâm việc Viện nghiên cứu linh chi hoang dại của Trung Quốc đã phát hiện trong hỗn hợp của 6 loại linh chi, gồm: Thanh chi (xanh), Hồng chi (đỏ), Hoàng chi (vàng), Bạch chi (trắng), Tử chi (tím đỏ), Hắc chi (đen), có hàm lượng germanium cao gấp 5-6 lần trong nhân sâm.
CÁC TIN MỚI NHẤT CÙNG CHUYÊN MỤC: Y TẾ, SỨC KHỎE
CÁC TIN ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT THUỘC CHUYÊN MỤC: Y TẾ, SỨC KHỎE
Số tin rao: 149,889 |
Số thành viên: 11,955 |
Hôm qua: 10,659 người xem |
Hôm nay: 8,853 người xem |
Tổng lượt xem: 106,883,846 |
Kỉ lục: 149,063 người xem ngày 23/10/2019 |